KPI LÀ GÌ? CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI KPI HIỆU QUẢ

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những phương pháp hiệu quả để đánh giá và nâng cao hiệu suất hoạt động. Một trong những công cụ quản lý quan trọng giúp đo lường và theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu là KPI. Vậy KPI là gì? và làm thế nào để triển khai KPI một cách hiệu quả nhất? 

Các bước xây dựng bộ chỉ số KPI 

KPI là gì? 

KPI (Key Performance Indicator) là công cụ quản lý quan trọng được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất hoạt động của một tổ chức hoặc một cá nhân trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Các chỉ số KPI giúp tổ chức xác định mức độ hoàn thành mục tiêu, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược và cải thiện hiệu quả hoạt động.

Vai trò của KPI đối với doanh nghiệp & nhân viên

Đối với Doanh nghiệp

  • Xác định và truyền đạt rõ ràng các mục tiêu chiến lược, đảm bảo mọi bộ phận và nhân viên đều hướng tới một mục tiêu chung.
  • Công cụ đo lường hiệu suất cụ thể, giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả công việc và hiệu quả hoạt động của các phòng ban, dự án, và cá nhân.
  • Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định chiến lược chính xác hơn, dựa trên các thông tin và phân tích hiệu suất thực tế.
  • Tăng cường sự minh bạch trong quản lý và hoạt động doanh nghiệp, tạo điều kiện cho mọi người có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu và kết quả công việc.
  • Nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có các biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc.
  • Khi các mục tiêu rõ ràng và có định hướng cụ thể, nhân viên và các bộ phận có thể dễ dàng nhận diện cơ hội cải tiến và sáng tạo để đạt được kết quả tốt hơn.

Đối với Nhân viên

  • Nhân viên có thể hiểu rõ các mục tiêu cá nhân và của bộ phận.
  • Cơ sở để đánh giá hiệu suất cá nhân, giúp nhân viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch phát triển phù hợp.
  • Mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, tăng cường động lực làm việc. 
  • Nhận diện những kỹ năng cần cải thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Các bước xây dựng bộ chỉ số KPI 

Các bước xây dựng bộ chỉ số KPI 

Bước 1: Xác định Người Chịu Trách Nhiệm Xây Dựng KPIs

Mục tiêu: Chọn đúng người có hiểu biết sâu rộng về công việc và mục tiêu của tổ chức để xây dựng KPIs.

  • Công việc: Thường là trưởng phòng hoặc quản lý, những người này sẽ đảm nhận nhiệm vụ xác định KPIs cho từng phòng ban và các vị trí cụ thể.
  • Nhân viên: Nhân viên thảo luận và góp ý về KPIs, tăng tính minh bạch mà còn đảm bảo các KPIs được thiết kế thực tế và khả thi, phù hợp với công việc hàng ngày của nhân viên.

Bước 2: Xác Định KPIs Bằng Công Cụ SMART

Mục tiêu: Sử dụng công cụ SMART để xác định KPIs một cách chính xác và có hệ thống.

  • Cụ thể (Specific): Mỗi KPI cần rõ ràng và cụ thể, không mơ hồ.
  • Có thể đo lường (Measurable): Đảm bảo rằng mỗi KPI có thể được đo lường bằng các số liệu cụ thể.
  • Có thể đạt được (Attainable): KPIs cần thực tế và có thể đạt được với nguồn lực và thời gian có sẵn.
  • Liên quan (Relevant): Mỗi KPI phải gắn liền với mục tiêu chiến lược của công ty.
  • Có thời gian cụ thể (Time-bound): Đặt ra thời hạn rõ ràng cho mỗi KPI, giúp theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả.

Bước 3: Áp Dụng và Theo Dõi KPIs

Mục tiêu: Triển khai KPIs và theo dõi tiến độ thực hiện.

  • Triển khai: Phân công công việc rõ ràng cho các bộ phận hoặc cá nhân. Đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ KPIs của mình.
  • Theo dõi Tiến độ: Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá thường xuyên, giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều chỉnh kịp thời.

Bước 4: Đánh Giá và Tính Toán Lương Thưởng Dựa Trên KPIs

Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoàn thành KPIs và liên kết với hệ thống lương thưởng.

  • Đánh Giá: Định kỳ đánh giá mức độ hoàn thành, sử dụng các công thức cụ thể để tính toán lương thưởng.
  • Công thức Đánh Giá: Xây dựng công thức rõ ràng, minh bạch để tính toán lương thưởng dựa trên kết quả, giúp khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu.

Bước 5: Điều Chỉnh KPIs Theo Thực Tế

Mục tiêu: Điều chỉnh KPIs để phù hợp với năng lực thực tế và mục tiêu của công ty.

  • Theo Dõi và Đánh Giá: Tiến hành theo dõi, đánh giá một cách khách quan trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Điều Chỉnh: Chỉ điều chỉnh khi có đủ cơ sở dữ liệu và phản hồi khách quan, nhằm đảm bảo vẫn phù hợp với mục tiêu chiến lược và thực tế của doanh nghiệp.

Tạm kết 

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về KPI là gì? cũng như các bước giúp doanh nghiệp xây dựng bộ chỉ số KPI một cách hiệu quả. Việc thiết lập KPI cho các bộ phận, phòng ban không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đo lường và đánh giá các hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, các phần mềm hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và theo dõi tiến độ KPI, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho đội ngũ kinh doanh và quản lý. Các bộ phận có thể tìm kiếm và đề xuất các công cụ hỗ trợ phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc với các tính năng như:

  1. Tạo hồ sơ tổ chức: Lưu trữ thông tin về khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại, giúp dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra, và liên hệ khi cần thiết.
  2. Xây dựng nhiệm vụ cụ thể: Phân công công việc rõ ràng cho các thành viên trong nhóm và thông báo về các hoạt động cần thực hiện trong ngày hoặc tương lai gần.
  3. Phân tích sản phẩm: Xác định các sản phẩm được truy cập và theo dõi nhiều nhất trên các nền tảng bán hàng, từ đó áp dụng các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy quá trình mua sắm.
  4. Tự động hóa tác vụ: Tự động hóa các công việc như nhập liệu, sao lưu dữ liệu, và tạo báo cáo lợi nhuận cho từng khu vực.

Một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả là Buss Call, một tổng đài CSKH đa kênh giúp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email về một nền tảng duy nhất, đảm bảo không bỏ lỡ thông tin khách hàng, và khách hàng không phải để lại thông tin nhiều lần.

Với Buss Call, nhân viên có thể dễ dàng tiếp nhận, xử lý và theo dõi tiến trình chăm sóc khách hàng trên nhiều kênh. Nhà quản lý có thể theo dõi năng suất và hiệu quả công việc theo thời gian thực. Bên cạnh đó, phần mềm Buss Call còn có APIs mở, cho phép tích hợp nhanh chóng với các phần mềm CRM/ERP khác của doanh nghiệp, tăng tính đồng bộ của các công cụ quản trị doanh nghiệp.

Nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm này, việc xây dựng và theo dõi KPI trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu chiến lược một cách tối ưu.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KẾT NỐI (VOIP24H):

TRỤ SỞ CHÍNH
Add: Tầng 7, Tòa nhà ST.MORITZ, 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 1900.2002 (1000đ /phút) – 028.7303.6789
Email: sales.hcm@voip24h.vn

CHI NHÁNH
Add: Tháp Tây , Toà Hancorp Plaza, 72 Trần Đăng Ninh, Q. Cầu giấy, Hà Nội
Hotline: 1900.2002 (1000đ /phút) – (024).7105.8686
Email: sales.hn@voip24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *